Bài Viết

HỌC PIANO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Để hỗ trợ cho những người mới bắt đầu học piano thì những lời khuyên hữu ích sẽ giúp họ đi đúng hướng và thúc đẩy động lực, sự cố gắng cũng như tạo phương pháp học tập khoa học. Những lời khuyên sau đây rất hữu ích để thực hiện được những điều này.

Kiến Thức Học Piano Cho Người MỚI Bắt Đầu

Để Học Piano thành thạo và nhanh chóng tạo ra giai điệu riêng của chính mình, điều đầu tiên cần tìm hiểu chính là kiến thức nhạc lý cơ bản. Nắm chắc lý thuyết, mới có thể thực hành tốt. Sau đây là một số kiến thức về nhạc lý Piano cần ghi nhớ:

  • Bàn phím

Đàn Piano có cấu tạo gồm 88 phím. Chúng được xếp theo chiều tăng dần từ trái qua phải, bắt đầu từ La 0 đến Đô quãng 8. Trong đó, phím màu trắng là phím tự nhiên, phím đen gọi là phím hoá có tác dụng thực hiện các nốt hoá như thăng (#) và giáng (b)

  • Hợp âm

Hợp âm là một tập hợp có từ 3 nốt trở lên. Nếu dùng 3 nốt sẽ gọi là Triads, 4 nốt là Tetrads, 5 nốt là Pentas còn 6 nốt là Heads. Hợp âm cơ bản trên Piano: Gồm 7 hợp âm trưởng có ký hiệu bằng chữ in hoa gồm C, D, E, F, G, A, B và 7 hợp âm thứ có ký hiệu là Cm, Dm, Em, Fm, Gm, Am, Bm. 

Làm Quen Với Các Nốt Nhạc Trên Phím Đàn

Piano có 7 nốt nhạc cơ bản ký hiệu C, D, E, F, G, A, B tương ứng Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Đây là kiến thức mà khi học đàn Piano cho người mới bắt đầu cần nắm được. Đàn Piano sẽ chia thành 2 phần: 

  • Bên trái sẽ từ A0 – B3.
  • Bên phải sẽ từ C4 – C8.
  • Phím trắng trên Piano sẽ đại diện cho 7 nốt nhạc từ Đồ đến Si. Còn phím đen có ý nghĩa là nốt phía trước cao hơn nửa cung hoặc nốt sau đó thấp hơn nửa cung. Bất kỳ 2 nốt nào kề nhau cũng đều cách nhau nửa cung. Như vậy, 2 nốt trắng bị ngăn cách bởi 1 nốt đen ở giữa sẽ cách nhau một cung. Còn 2 nốt trắng sát nhau sẽ cách nhau nửa cung. 
  • Lưu ý, 7 nốt trắng với 5 nốt đen sẽ tạo nên một quãng (từ C cho đến B). Có tổng cộng là 7 quãng đủ và 1 quãng thiếu.

Thực Hành Các Bài Luyện Ngón Cơ Bản

  • Mỗi nốt nhạc chỉ sử dụng 1 ngón tay – Tập trung vào ngũ cung: Bài tập này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lực nhấn của mỗi ngón tay. Đầu tiên, hãy đặt 5 ngón tay trên 5 phím đàn ứng với C, D, E, F, G rồi nhấn liên tục từng ngón tay để  lắng nghe âm thanh. Nhớ kiểm soát lực nhấn 5 ngón tay tương đương nhau để cường độ âm thanh phát ra giống nhau.
  • Luyện tập đàn lên/xuống ngũ cung: Sau khi thành thạo bài tập 1, bạn hãy nâng cao độ khó bằng việc sử dụng cả 2 tay để chơi một âm giai ngũ cung. Di chuyển lên, xuống giữa ngón thấp nhất và ngón cao nhất. Hãy thực hành liên tục bài tập này đến khi không cần nhìn vào đàn mà bạn vẫn có thể chơi đúng bằng 2 tay.
  • Luyện tập quãng 3 giữa mỗi nốt: Hát một âm giai ngũ cung từ Đô đến Sol, cùng lúc đó chơi một quãng ba (bỏ các nốt ở giữa). Tiếp đó, luyện các ngón tay để chơi nhuần nhuyễn từng nốt liên kết với nhau.

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *